Có nhiều anh chị, bạn bè mình hay hỏi TKELog WMS là cái gì, nó áp dụng ra sao, ai sẽ cần nó, nó mang lại lợi ích gì cho doanh nghiệp, đóng góp gì cho xã hội, 300 bước chân có ý nghĩa gì v.v...
Nên hôm nay, nhân ngày chiều chủ nhật nắng đẹp, mình xin phép mở loại series bài viết về TKELog WMS, mong mọi người hiểu hơn về TKSolution với dự án chủ lực là TKELog.
Đầu tiên mình xin giải thích TKELog WMS = Tiên Khanh Logistics EcoSystem WMS. Trong 3 năm khởi nghiệp TK cũng như các công ty khác tìm hướng để tồn tại, để phát triển, mình làm rất nhiều thứ thời điểm đó: Viết auto game tặng cộng đồng, viết hệ thống bán hàng, quản lý trang trại, eoffice, phần mềm kho, vận tải, làm website... Nói chung là ai đặt cái gì thì làm cái đó.
Một điều may mắn là những ngày đầu mình quen anh P và U&I , đến giờ mình vẫn biết ơn, U&I là khách hàng khởi nghiệp tốt nhất đối với mình thời điểm đó, từ từ mình quen dần với Logistics, những đêm ngồi xe cont ra cảng, những đêm thức trắng cùng với kho bên khách hàng, Công nghệ ngành logistics lúc đó còn sơ khai lắm, phần mềm chủ yếu là dùng của nước ngoài, nên năm 2014 mình mới thật sự gần như bỏ dần dần hết mấy cái không liên quan để tập trung vào 1 mục tiêu duy nhất nghe cũng vĩ đại lắm: Số hóa ngành Logistics Việt Nam bằng những giải pháp đủ rẻ để các doanh nghiệp Việt Nam ai cũng có thể mua được và cái TKELog ra đời và đến giờ có câu chuyện để kể trên face.
300 bước chân là mục tiêu 10 - 20% thị phần theo hiểu biết của mình thời 2018, thời điểm TKELog WMS lột xác hoàn toàn khi hoàn thành cái Co.op mart DC, nghe mấy ảnh nói mình làm report đẹp hơn ông JDA, nghiệp vụ xài vừa đủ. 300 bước chân ra đời là vậy.
Hèm hèm, quay lại việc chính.
WMS nó là gì ? WMS = Warehouse Management System là 1 phần mềm vận hành kho, quản lý inventory chỉ là 1 phần trong đó. Nó chỉ có 1 mục đích duy nhất: Làm kho chạy tốt hơn, nhanh hơn, chính xác hơn bằng những qui trình số hóa, những KPI có thể đo đếm được từ đó kho sẽ cải tiến từ từ.
Nếu tất cả kho trong ngành Logistics đều dùng WMS thì thật sự Logistics có thể chính phủ điện tử được, năng lực ngành tăng chắc phải ít nhất 30 - 50%, nó là những chỉ số thật sự mình đo được với 10 năm đi bán và áp dụng.
Tất cả WMS tây, ta gì đều có khoảng 11 process nhưng mình vẽ phía dưới, trong 11 process đó sẽ chia ra thành khoảng 50 - 60 process con tùy loại hình kho, cách thức vận hành, trang bị công nghệ. Bạn cứ yên tâm rằng nếu bạn làm hết được mấy thứ trên và có thể đo đếm được bằng KPI thì hệ thống bạn có thể gọi là WMS.
Phần 2 bài viết em sẽ focus sâu vào phần đầu tiên về xử lý đơn hàng nhập, kế hoạch hàng về.
Các anh chị tập đoàn, doanh nghiệp lớn nếu đọc hết 12 series bài viết WMS của em có khi tự build phòng IT để có thể tự làm WMS. Thực sự WMS không khó như những gì mấy ông báo chí, chuyên gia chém gió đâu, nó rất dễ nếu break down ra được, và ai cũng có thể viết được
Comments